CMC TS cũng chú trọng hỗ trợ cơ quan chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp đẩy mạnh minh bạch và cải cách, tự động hoá thủ tục hành chính với nhiều giải pháp từ văn phòng điện tử, dịch vụ hóa đơn điện tử, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội đến công chứng điện tử, chữ ký số,…
Hoá đơn điện tử C-Invoice giúp tiết kiệm 70% chi phí so với hoá đơn giấy
Phần mềm hóa đơn điện tử C-Invoice ra đời dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây và chạy online trên nền tảng web nên cho phép người dùng thực hiện công việc mọi lúc, mọi nơi với điều kiện có kết nối internet. C-Invoice là giải pháp hóa đơn điện tử duy nhất tại Việt Nam sử dụng giao thức OTP do CMC TS nghiên cứu, phát triển, cài đặt trên Data Center đạt chuẩn quốc tế Tier III, chứng nhận bảo mật thanh toán PCI DSS. Hệ thống hỗ trợ xử lý dữ liệu nhanh chóng và bảo mật tối ưu cho việc tra cứu hóa đơn của khách hàng do việc truy cập dữ liệu của người dùng chỉ được phép thực hiện đối với các đối tượng được phân quyền tương ứng.
Ngoài ra, giải pháp C-Invoice đã có bộ tài liệu tích hợp chuẩn, đây là thành quả khi C-Invoice có kinh nghiệm hợp tác với hơn 20 đối tác công nghệ. Đội ngũ chuyên gia tư vấn và triển khai của CMC TS có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế, có thể xử lý những yêu cầu khắt khe về mặt nghiệp vụ của khách hàng, đưa ra những giải pháp hợp lý nhất cho doanh nghiệp.
Ảnh 1: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và CMC TS tổ chức hội thảo cập nhật về chính sách thuế và xu hướng sử dụng hóa đơn điện tử.
Hiện nay, trên toàn quốc có hơn 300.000 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử với với 300 triệu hóa đơn điện tử được ghi nhận. Trong đó, dịch vụ hóa đơn điện tử C-Invoice của CMC TS triển khai cho hơn 2.000 khách hàng. Tiêu biểu kể đến một số Tập đoàn lớn như: Doji, Vietnammobile, Flamingo, Hệ thống Y tế Quốc tế Thu Cúc, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex PLC, Family Mart... Với khối Hành chính sự nghiệp có thu, dịch vụ C-Invoice được triển khai tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội, Trường đại học Bách khoa HN và hơn 90% khối trường học của Huyện Mê Linh.
Trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp khối nhà nước và tư nhân, hóa đơn giấy và chữ ký thường vẫn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng hoá đơn giấy không chỉ gây tốn kém chi phí in ấn (chi phí cao nhất khoảng 2.500 đồng/tờ hóa đơn) mà còn dễ dẫn đến tình trạng hóa đơn mất, rách, cháy, thất lạc và bị làm giả. Bên cạnh đó, chi phí chuyển phát cũng tiêu tốn nguồn vốn lớn khi mỗi hóa đơn được chuyển phát sẽ mất chi phí khoảng từ 18.000 - 20.000 đồng.
Sử dụng hóa đơn điện tử giảm được khối lượng công việc, thời gian xử lý hóa đơn cho bộ phận kế toán, tiết kiệm 70% chi phí so với hoá đơn giấy. Khi áp dụng hóa đơn điện tử đặc biệt là những hóa đơn có xác nhận của cơ quan thuế thì mọi giao dịch của doanh nghiệp đều được ghi nhận, điều này giúp giảm thiểu tình trạng trốn thuế và duy trì cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Về phía cơ quan thuế, hóa đơn điện tử giúp thêm được nguồn thu do việc trốn thuế được giảm thiểu và giảm lãng phí về nhân lực quản lý.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC CA giúp doanh nghiệp yên tâm với các giao dịch điện tử
Ảnh 2: Lễ ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC CA ngày 6/5/2020
Đi kèm với dịch vụ hóa đơn điện tử, mới đây CMC TS tiếp tục cho ra mắt dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC Certificate Authority (CMC CA). Với dịch vụ CMC CA, doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số công cộng để thực hiện các giao dịch từ xa (giao dịch điện tử). Các giao dịch từ xa này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí in ấn, tạo môi trường làm việc hiện đại, đồng thời thực hiện giao dịch ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào, chuyển dữ liệu nhanh chóng và tiện lợi hơn trong khi tất cả các thao tác đều được ghi nhận, lưu trữ.
Với nền tảng công nghệ tiên tiến và bảo mật cao, chữ ký số CMC CA giải quyết vấn đề toàn vẹn dữ liệu trong các giao dịch điện tử như: Hải quan, Thuế, Bảo hiểm xã hội điện tử, Ngân hàng, Chứng khoán, Văn bản… Đồng thời, dịch vụ CMC CA hỗ trợ doanh nghiệp bảo mật giao dịch, chống giả mạo chữ ký, giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân yên tâm với các giao dịch điện tử của mình. Tại các cơ quan nhà nước, việc gửi - nhận văn bản điện tử đã ký số thay cho việc gửi nhận văn bản giấy giúp đảm bảo an toàn thông tin trong các giao dịch điện tử, đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Hơn nữa, việc triển khai chữ ký số trong các cơ quan hành chính nhà nước cũng sẽ giúp công khai, minh bạch trong hoạt động hành chính, giúp giảm dấu hiệu tiêu cực, nhũng nhiễu, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, từng bước xây dựng chính quyền điện tử.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng CMC CA cũng như hoá đơn điện tử C-invoice là một phần trong hệ sinh thái số hỗ trợ khách hàng chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp của CMC TS, góp phần cung cấp hạ tầng cho nền kinh tế số. Bà Hà Mai Lan – Giám đốc Khối giải pháp Chính phủ, CMC TS cho biết: “CMC TS từ trước đến nay đã tập trung xây dựng hạ tầng, công nghệ và giải pháp, với việc ra mắt dịch vụ CMC CA cũng như C-Invoice, chúng nôi nỗ lực đóng góp vào lộ trình chuyển đổi số quốc gia”.
Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp các giải pháp, dịch vụ tổng thể về CNTT, tư vấn và triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho bộ ban ngành chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp; cung cấp các giải pháp phần mềm, điện toán đám mây, dịch vụ dữ liệu và các dịch vụ an toàn thông tin, bảo mật. CMC TS có gần 20 năm kinh nghiệm triển khai các dự án CNTT cho các cơ quan chính phủ như Tổng cục Hải quan, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế… Đội ngũ chuyên gia CNTT của CMC TS có trình độ chuyên môn cao và đạt nhiều chứng chỉ cao cấp của các hãng công nghệ như IBM, Oracle, Dell, Microsoft… |
Nguồn: Tạp chí điện tử Thanh tra - Cơ quan của Thanh tra Chính phủ
Bình luận
Viết lời bình